Những chi phí dễ phát sinh khi xây nhà và cách hạn chế

Đăng ngày:

Trong quá trình xây nhà thường có những chi phí phát sinh làm cho không chỉ có chủ đầu tư mà gia chủ cũng phải lo lắng. Đặc biệt, với những gia chủ lần đầu xây nhà thì chi phí phát sinh tiềm ẩn lại trở thành điều quan trọng cần lưu ý. Dưới đây sẽ là những thông tin về những chi phí dễ phát sinh khi xây nhà và cách hạn chế mà các bạn có thể tham khảo.

1. Chi phí phát sinh về thông tin bản thiết kế xây dựng

Khi thi công xây dựng bất kỳ một công trình nào thì việc đầu tiên mà chủ nhà nghĩ đến chính là bản thiết kế mà kiến trúc sư phác thảo để thấy được cấu trúc ngôi nhà rõ nét nhất. Và bên trong bản vẽ thiết kế sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh nếu chúng ta không trao đổi cũng như tìm hiểu kỹ và đồng nhất với nhà thiết kế. Thông thường, những khoản phát sinh trong thiết kế do những yếu tố sau:

  • Vẽ lại bản thiết kế mới do không ưng ý hay không phù hợp với thiết kế ban đầu.
  • Thêm bớt hoặc điều chỉnh trong quá trình thi công xây dựng do khác với nhu cầu thực tế.
  • Phát sinh thêm những hạng mục mới.

Chi phí phát sinh về thông tin bản thiết kế xây dựng

Nếu gia chủ thay đổi bản vẽ ban đầu hay thay đổi bất kỳ một chi tiết nào đó thì chi phí cho những lần chỉnh sửa đó sẽ ngày càng tăng lên. Để giải quyết những phát sinh không cần thiết này thì gia chủ cần phải biết rõ bản thân thích gì và có những ming muốn cụ thể, rõ ràng. Từ đó, trao đổi với kiến trúc sư để chỉnh sửa ít nhất có thể. Giữa gia chủ và người kiến trúc sư phải thường xuyên trao đổi và đưa ra ý tưởng và có sự thống nhất ý kiến và tư tưởng với nhau đồng thời có ký kết trên bản vẽ đó.

2. Chi phí phát sinh khi xin giấy phép thi công xây dựng

Hầu hết, mọi công trình xây dựng đều phải có giấy phép rõ ràng trước khi tiến hành thi công. Khi xin phép xây dựng nhà thì cần có bản thiết kế rõ ràng. Và chắc chắn rằng không phải gia chủ nào cũng am hiểu về những kiến thức luật pháp xây dựng công trình. Chính vì thế, có một số những chi phí phát sinh thường liên quan mà chủ nhà cần lưu ý tới như:

  • Chi phí những thủ tục pháp lý phù hợp với nơi thi công xây dựng ngôi nhà. Một số vấn đề phát sinh thường gặp liên quan như việc thiếu hay sai lệch thổ cư, không xác định được rõ ranh giới, khoảng lùi xây dựng hay chỉ giới xây dựng… cần được xử lý.
  • Chi phí phát sinh khi xin bản vẽ giấy phép xây dựng.
  • Chi phí thỏa thuận với hàng xóm trong quá trình xây dựng ảnh hưởng đến các công trình lân cận khác.

Bên cạnh những thủ tục hành chính bắt buộc phải thực hiện thì các phát sinh pháp lý còn là nguyên nhân dẫn đến việc bị trì hoãn thi công, cưỡng chế phá dỡ công trình….Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình thi công xây dựng toàn bộ ngôi nhà.

3. Chi phí phát sinh về vật liệu xây dựng

Giá của vật liệu xây dựng của từng thời điểm sẽ khác nhau. Phải kể đến những vật liệu như tôn lợp mái, sắt, thép, gạch, đá, xi măng,… Nếu kế hoạch làm nhà ở được lập ra trước đó nhiều năm trước thì gia chủ phải dự trù kinh phí vật liệu xây dựng sẽ tăng lên theo giá thị trường.

Để khắc phục những chi phí phát sinh không đáng có, bạn cần xem xét và thu thập những giá cả ở nhiều nơi và chọn cho mình một nhà cung cấp vật liệu uy tín trên thị trường. Gia chủ có thể trao đổi với người bán từ đó ký hợp đồng ngay tại thời giá đó.

4. Chi phí phát sinh ảnh hưởng từ tiến độ thi công

Chi phí phát sinh ảnh hưởng từ tiến độ thi công

Chi phí phát sinh tăng lên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thi công của công trình. Chẳng hạn như khi bên tiến hành thi công kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng. Điều này sẽ làm phát sinh nhiều tiềm ẩn khác về chi phí như nguyên vật liệu, sửa chữa,… Do đó cần phải chọn những nhà thầu có kinh nghiệm và uy tín, ký hợp đồng với nhà thầu về thời gian dự kiến sẽ hoàn tất căn nhà để tránh chi phí phát sinh thêm.

5. Chi phí phát sinh về nội thất

Một chi phí phát sinh mà gia chủ cũng cần lưu ý là chi phí phát sinh nội thất thường khi:

  • Mua những món đồ không cần thiết ngay lúc đó, không tương thích với nhu cầu sử dụng do thiếu kế hoạch chi tiết ngay từ ban đầu.
  • Đổi trả do không vừa kích thước cũng như không phù hợp tổng thể.

Để khắc phục chi phí về nội thất thì bạn nên chọn nhà thiết kế phù hợp sau đó lên ý tưởng và bàn bạc kỹ lưỡng với họ. Và rồi sẽ thống nhất ý tưởng trang trí và ký kết trên bản vẽ thiết kế đó.

Gợi ý cách hạn chế chi phí phát sinh khi xây nhà

Để hạn chế tối đa những chi phí đã nêu trên thì bạn cần xem xét và chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi tiến hành thi công xây dựng, theo dõi và thường xuyên giám sát công trình để có thể nhanh chóng khắc phục được những thay đổi cũng như những lỗi có thể diễn ra trong quá trình thi công.

Trên đây là những thông tin về chi phí dễ phát sinh khi xây nhà và cách hạn chế của quá trình đó. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

>>> Tham khảo thêm 10 Kinh nghiệm giúp xây nhà tiết kiệm chi phí hiệu quả